Chương trình phục hồi kinh tế, sửa đổi Luật chứng khoán, sửa đổi một số điều liên quan giao dịch trái phiếu và việc định giá bất động sản… được đánh giá sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Đánh giá thị trường bất động sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức, TS Cấn văn Lực vẫn cho rằng, có nhiều chính sách đang tác động tích cực đến kênh đầu tư này.

Đầu tiên là chương trình phục hồi kinh tế. Thứ hai, Luật Chứng khoán sẽ tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi liên quan đến nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thứ ba, Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến khích cho vay nhà ở, với các khoản vay chủ yếu dưới 4 tỷ đồng.

Thứ tư, Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế cũng hướng đến sự chặt chẽ hơn.

Theo TS. Cấn Văn Lưc, Song, các quy định chỉ yêu cầu công khai, minh bạch hơn, yêu cầu nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp hơn, yêu cầu là hệ số đòn bẩy không quá cao, yêu cầu là phải có hệ số tín nhiệm, tức là phải xếp hạng tín nhiệm đối với một số doanh nghiệp, một số doanh nghiệp không phải tất cả tài trí và đây là một cái kênh tôi vô cùng quan trọng.

“Và quan trọng hơn, Nghị định 65 cho phép phát hành trái phiếu và cho phép đảo nợ, tức là phát hành mới về được phép dùng tiền đó để trả nợ cũ, nhất là đối với các khoản vay trái phiếu, điểm này vô cùng quan trọng”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lực, việc định giá bất động sản cũng sắp tới cũng phải theo giá thị trường nhiều hơn.

Trong bài viết mới đấy, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng đưa ra một số tác động thuận lợi đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Đầu tiên là đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nối tiếp từ quý IV/2021 và quý I-II/2022 và hồi phục mạnh từ khi bắt đầu chủ trương sống chung an toàn với Covid-19, trong khi Việt Nam chống chịu tốt hơn tác động từ chiến sự Ukraine (chủ yếu nhờ các yếu tố đặc hữu về cơ cấu kinh tế, nhất là yếu tố thời thế triển khai hữu hiệu đồng thời CPTPP, EVFTA, RCEP) và sự linh hoạt trong điều hành của Chính phủ trong ứng phó với các cú sốc bên ngoài,….

Theo TS. Lê Xuân Sang, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao, nhất là quý 3/2022; tuy nhiên tăng trưởng này có phần từ mức nền thấp từ quý III năm ngoái, do đó đà tăng có thể giảm dần nếu có những cú sốc mới hay việc thực thi chính sách kém hiệu quả.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam được coi là có nhiều điểm sáng về phục hồi tăng trưởng, lạm phát thấp hơn rất nhiều nước, có sức chống chịu tốt với các cú sốc bên ngoài, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí kinh doanh, nhân công tương đối thấp do vậy, triển vọng thu hút vốn FDI, kể cả FDI vào bất động sản sẽ thuận lợi hơn, qua đó tạo thêm các nguồn lực, ngoại hối, vốn đầu tư; đồng thời tạo ra dư địa, nguồn lực cho việc xử lý các vấn đề khó khăn, cấp bách ngoài phát triển thị trường bất động sản.

Thứ ba, việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia gần đây tạo điều kiện trong thời gian tới cho việc vay nợ quốc gia, doanh nghiệp thuận lợi hơn, với mức lãi suất đi vay thấp hơn; đồng thời nâng tính hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ tư, nhiều yếu tố chi phí đẩy từ bên ngoài làm tăng lạm phát có phần dịu đi và giảm đà tăng trong ngắn hạn, tác động việc Fed và nhiều nước châu Âu tăng lãi suất đã được hấp thu và không còn áp lực cao như trước.

Vị chuyên gia này cho rằng, đáng lưu ý là sự lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ lạm phát cao dai dẳng ở Mỹ đã được xoa dịu đáng kể khi lợi suất trái phiếu và giá dầu cùng đi xuống, với một số dấu hiệu cho thấy giá cả đang giảm nhiệt ở ngành bán lẻ; trong khi đó, việc Trung Quốc giảm tốc tăng trưởng, nới lỏng tiền tệ, giá nguyên vật liệu giảm mạnh là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam giảm giá thành nhập khẩu hàng hóa từ nước này, nhất là nguyên vật liệu đầu vào.

Triệu Vương
Theo nhipsongkinhte.toquoc