NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH

1.      Nghiên cứu thật kỹ vị trí, khu vực cần thuê

Một điều thường xảy ra hiện nay đó là việc nhiều người kinh doanh thường có xu hướng thích những mặt bằng giá rẻ, thậm chí họ còn không ngại ngần ký hợp đồng thuê mặt bằng đó ngay, sau đó mới tính đến việc thiết lập việc kinh doanh. Cách làm nguy hiểm này có thể dẫn đến những rủi ro lớn về sau. Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, lựa chọn khôn ngoan nhất đối với những người thuê mặt bằng kinh doanh đó là: “Rẻ chưa đủ – Phải phù hợp”.

Chẳng hạn trường hợp một người đi thuê mặt bằng kinh doanh sẽ sẵn sàng chi ra từ hàng chục triệu đến vài trăm triệu đồng để thuê một mặt bằng kinh doanh nằm ở vị trí có thể đem lại cho họ doanh thu tốt, chứ họ không bỏ ra vài triệu đồng để thuê một điểm kinh doanh có nguy cơ ế ẩm. Một số câu hỏi người đi thuê mặt bằng kinh doanh cần phải nhớ đó là: Khu vực này có khả thi không? Khu vực này có thể tìm thấy nhiều khách hàng tiềm năng không? Mức sống của người dân tại khu vực này là bao nhiêu?

Vị trí là yếu tố quan trọng nhất khi thuê mặt bằng kinh doanh

  1. Xác định thông tin đối tượng khách hàng tiềm năng

Bên cạnh bước chọn vị trí thì đây là bước quan trọng và cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ, chi tiết dựa qua 3 trình tự sau đây:

  • Thứ nhất, sàng lọc thông tin về nhân khẩu học: Khách hàng tại khu vực bạn sẽ kinh doanh chủ yếu là nam hay nữ, độ tuổi trung bình của họ là bao nhiêu?
  • Thứ hai, sàng lọc thông tin về sản phẩm: Những người dân tại khu vực này đang sử dụng những sản phẩm gì tương đồng với sản phẩm của bạn đang dự định kinh doanh? Mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu cho từng sản phẩm và mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó không?
  • Thứ ba, sàng lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ cạnh trang đang bán những sản phẩm gì? Tại sao họ lại bán những sản phẩm như vậy? Họ có điểm gì nổi bật?

Những câu hỏi này đang là bài tập trắc nghiệm mà hầu hết các chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và cả nước ngoài đang làm. Nói một cách cụ thể đó là quá trình khảo sát nghiên cứu thị trường. Nếu nguồn lực của bạn hạn chế, bạn càng phải dành nhiều thời gian hơn cho bước sàng lọc mặt bằng nhằm giảm tối thiểu rủi ro trước khi bắt tay vào làm thực tế.

  1. Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng

Khi đến bước này, mọi người hãy để công ty TNHH An Phát Plus – https://anphatplus.com/ – giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn nhất nhé!

       

Nên cân nhắc chọn ra nhiều mặt bằng kinh doanh để tham khảo, sau đó lựa chọn một mặt bằng tốt nhất

Điểm cần lưu ý nhất trong giai đoạn này là hãy đưa ra các tiêu chí sàng lọc bao gồm: diện tích, số lượng khách, ngân sách, vị trí chiến lược… Hãy mô tả những tiêu chí cụ thể với nhân viên công ty để họ có thể tìm nhanh chóng và phù hợp nhất các bất động sản cho bạn.

Phải sắp xếp một chuyến đi thực tế tới tất cả các địa điểm đã được sàng lọc để nắm thêm thông tin chi tiết. Nên nhớ: “Hãy dành 80% thời gian để sàng lọc giao dịch, 20% đi xem và thương lượng”. Đừng làm ngược lại vì sẽ tốn thời gian vô ích.

  1. Thảo luận và ký kết hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Sau khi lựa chọn được mặt bằng hợp lý, việc khách hàng nhất quyết phải thực hiện đó là tiến hành giao kết hợp đồng với chủ nhà/chủ đầu tư.

Đây là bước cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng. Mọi thứ sau khi hai bên thương lượng phải được ghi chép cụ thể bằng hợp đồng. Một số điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng:

* Thứ nhất, hợp đồng thuê bắt buộc phải có đủ các điểm, bao gồm: giá thuê, tiền cọc, diện tích thuê, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao mặt bằng và tình trạng mặt bằng lúc bàn giao.

* Thứ hai, nên công chứng hợp đồng tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân nào. Ở bước này, công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của mặt bằng cho thuê đó hay không.

* Thứ ba, bạn cần thỏa thuận rõ các chi phí liên quan trong hợp đồng, bao gồm: chi phí công chứng, chi phí xây dựng sửa chữa (nếu có), thời gian sửa chữa… Trong trường hợp này nhân viên tư vấn của công ty sẽ hỗ trợ bạn soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng.

Hợp đồng  thuê nhà là giấy tờ ghi các quy định mà bạn sẽ ràng buộc bởi bất kì điều gì ghi trên đó, do đó khi đặt bút ký hợp đồng bạn nên đọc thật kỹ và hiểu thật rõ hợp đồng.